Tình trạng nứt, gãy chân răng không phải hiếm gặp trong cuộc sống. Mọi người có thể bị nứt, gãy chân răng khi bị chấn thương, tai nạn hoặc chăm sóc răng không đúng cách, có những thói quen xấu có hại cho răng miệng.
Tuy nứt, gãy chân răng mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng hiện nay có rất nhiều phương pháp an toàn để khắc phục tình trạng này như trám răng, gắn răng sứ, làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Khi nhận thấy những dấu hiệu bị gãy chân răng, bạn cần đến nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Những dấu hiệu khi bị gãy chân răng
Nứt gãy chân răng là hiện tượng răng xuất hiện các đường rạn nứt ở phần thân và chân răng, răng bị mất một phần hoặc bị chia làm đôi. Tình trạng nứt, gãy chân răng có thể chia thành 3 trường hợp: răng có các đường rạn, răng bị nẻ chia thành 2 hoặc nhiều phần và gãy mất một phần răng.
Các bạn hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng răng của mình có bị nứt hay gãy chân răng hay không nhờ các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Người bệnh dùng lưỡi chạm vào răng sẽ thấy những đường nứt hơi gồ ghề hoặc sắc cạnh ở men răng.
- Có cảm giác nhạy cảm hơn khi ăn những món quá lạnh, quá nóng, có vị chua hoặc cay, thậm chí cả đồ ngọt.
- Nếu vết nứt xuất hiện ở thân răng thì có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Xuất hiện các cơn đau nhức răng không liên tục nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ đau một lúc chứ không kéo dài.
- Xuất hiện các bệnh lý viêm nha chu, sưng tấy đỏ vùng nướu quanh răng bị gãy.
Trên đây là một số các triệu chứng khi bị gãy chân răng mà bạn có thể tự cảm nhận và quan sát. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám kiểm tra và điều trị khắc phục nếu cần.
Nguyên nhân gây ra gãy chân răng
Nứt gãy chân răng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng này:
- Do tai nạn, chấn thương: Khi bị vấp ngã hoặc chấn thương khi vận động, tai nạn giao thông,… hàm răng sẽ phải chịu lực va chạm rất mạnh gây ra tình trạng nứt vỡ răng. Với trường hợp nặng có thể bị gãy chân răng hoặc mất răng còn chân răng.
- Do thói quen nghiến răng: Một số người có thói quen xấu là nghiến răng khi ngủ hoặc khi mất bình tĩnh, cảm xúc thất thường. Việc hai hàm răng siết chặt và ma sát qua lại trong thời gian dài sẽ mài mòn dần bề mặt nhai của răng, khiến chân răng chịu lực nặng. Qua một đoạn thời gian sẽ khiến răng bị yếu dần, dễ xảy ra tình trạng nứt gãy chân răng.
- Do nhai cắn đồ cứng: Nhai đá lạnh hoặc kẹo cứng là sở thích của không ít người. Thậm chí một số còn khá thích việc nhai cắn xương gà, bò, lợn trong các bữa ăn. Đây là một trong các lý do chính khiến răng dễ bị lung lay.
- Do thay đổi nhiệt độ trong miệng đột ngột: Ví dụ như khi bạn đang nhai đá lạnh xong lại chuyển qua uống nước ấm nóng ngay, thì răng sẽ phải liên tục tiếp nhận các nhiệt độ khác nhau. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sẽ dễ nứt gãy chân răng.
- Do các bệnh lý về răng miệng: Một số người có răng sâu gãy còn chân răng, hoặc bị viêm tủy, viêm nha chu lâu ngày,… gây mất răng, các mô nha chu bị yếu và chân răng bị giòn dần dễ gãy.
- Do tuổi tác, lão hóa: Càng lớn tuổi thì mô răng sẽ càng bị lão hóa, đó là nguyên nhân mà những người già thường sẽ dần bị lung lay chân răng, yếu răng và thậm chí là bị gãy chân răng nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
Răng bị gãy chân gây ảnh hưởng gì?
Liệu bạn có thắc mắc tình trạng gãy chân răng sẽ có ảnh hưởng như thế nào hay không, điều này sẽ được giải đáp ngay dưới đây:
- Gây đau nhức và ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Gãy chân răng hay mất răng còn chân răng gây đau nhức liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Thường thì bạn sẽ có thể bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trong suốt thời gian bị đau nhức răng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
- Gây cản trở việc ăn uống và các bệnh tiêu hóa: Khi răng bị nứt gãy thì sẽ không thể đảm bảo được chức năng ăn nhai, việc ăn uống của bạn gặp khó khăn lớn. Lâu dần có thể phát sinh thêm các bệnh về đường tiêu hóa hoặc suy dinh dưỡng do không thể ăn uống ngon miệng, đủ chất.
- Gây ra các bệnh lý răng miệng: Gia tăng các nguy cơ bệnh lý răng miệng do thức ăn dính vào trong vết nứt gãy, hình thành ổ sâu do tích tụ vi khuẩn rồi làm hỏng phần chân răng còn lại.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm: Vị trí bị gãy chân răng ở răng cửa không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến phát âm của bạn.
- Gây lệch hàm: Với những trường hợp gãy răng hàm còn chân răng bắt buộc bạn chỉ ăn nhai một bên, thời gian dài có thể gây lệch mặt, lệch khớp cắn và nặng hơn là ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
- Gây nên tình trạng tiêu xương hàm: Nếu không xử lý răng bị gãy chân răng hoặc gãy thân răng kịp thời thì lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, viêm nướu, tụt nướu.
Có thể thấy việc gãy chân răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Việc thăm khám nha khoa thường xuyên để phát hiện cũng như điều trị tình trạng răng bị gãy chân răng là rất quan trọng.
Gãy chân răng phải làm sao? Các phương pháp điều trị
Khi bị gãy chân răng, bạn cần đến khám tại các nha khoa và nhận sự tư vấn từ các bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Sau đây là các phương pháp điều trị với tình trạng bị gãy chân răng:
- Trám răng: Nếu vết nứt nhỏ hoặc răng bị gãy thân răng 1 phần nhỏ, bác sĩ có thể xử lý cho bạn theo hướng trám răng. Sau khi trám kín các vết nứt và mẻ, bác sĩ sẽ tạo các đường rãnh gần giống như răng cũ cả về màu sắc men răng lẫn kích thước cho bạn.
- Bọc răng sứ: Khi răng bị rạn, nứt to hoặc chỉ bị gãy 1 phần thân răng, gãy răng còn chân răng chắc chắn thì bác sĩ ưu tiên cho làm bọc răng sứ thẩm mỹ. Đầu tiên các bề mặt sắc nhọn của răng gãy sẽ được mài mòn, sau đó bác sĩ sẽ bọc bên ngoài một mão sứ và điều chỉnh cho giống với răng thật của bạn.
- Làm cầu răng sứ: Nếu bị gãy chân răng, bắt buộc phải nhổ bỏ cả răng thì có thể phục hình bằng cách làm cầu răng sứ. Tuy nhiên đây chưa phải phương pháp tối ưu nhất vì tuổi thọ của cầu răng sứ không cao và khó tránh khỏi việc các mô xương bị tiêu biến dần do mất răng. Chưa kể đến hai răng bên bị mài mòn để làm cầu cũng có nguy cơ bị yếu dần dẫn đến mất thêm răng.
- Trồng răng Implant: Trồng răng Implant hiện được coi là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng gãy chân răng, mất răng. Thay thế răng bị mất bằng trụ Implant sẽ giúp bạn có thể thoải mái trong ăn uống, kể cả đối với những thức ăn cứng, nóng hay lạnh đều không ảnh hưởng bởi trụ Implant có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ cao và có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, không ảnh hưởng đến các răng lành kế cận.
Những câu hỏi liên quan đến gãy chân răng
Gãy chân răng là tình trạng dễ gặp phải, vậy nên mọi người thường có khá nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề này.
Răng bị gãy còn chân răng thì phải làm sao?
Tùy vào tình trạng răng bị gãy như thế nào mà bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý phù hợp.
Với những răng bị gãy dưới ½ răng và phần chân răng còn lại dài thì có thể được chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ. Còn với những bệnh nhân bị gãy răng, chân răng còn lại ngắn thì tối ưu nhất là nhổ bỏ răng cũ và khắc phục bằng cách làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant thay thế.
Chân răng bị gãy có mọc lại không?
Khi chân răng bị gãy đi thì chúng sẽ mất vĩnh viễn, vì mô răng không có khả năng tái tạo nên chân răng gãy sẽ không thể mọc lại được.
Nếu bạn bị nứt gãy chân răng và đang phân vân một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị thì có thể tham khảo qua Nha khoa SQ Dentist. Với đội ngũ bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm, nha khoa đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. Các bác sĩ tại SQ Dentist luôn luôn học hỏi, đào sâu kiến thức cũng như đúc rút kinh nghiệm từ các ca lâm sàng trong thực tế.
Ngoài ra, tại nha khoa SQ Dentist, tất cả các bước thăm khám, kiểm tra, điều trị đều được tiến hành trong điều kiện vô trùng, khử khuẩn tuyệt đối. Ngoài ra, SQ Dentist luôn có rất nhiều chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng điều trị gãy chân răng, giảm giá cho các dịch vụ làm răng sứ, trồng Implant và khám nha khoa tổng quát,…
Để cập nhật ưu đãi mới nhất, bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline 1900 3091 hoặc website https://sqdentist.vn/ để theo dõi thêm nhé!