Răng bị gãy làm mất thẩm mỹ và tác động xấu đến sức khỏe cơ thể, thời gian dài còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng và ảnh hưởng đến khớp cắn, gây lệch hàm. Hiện có rất nhiều biện pháp khắc phục răng bị gãy như trám răng, làm răng sứ hoặc trồng Implant. Bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp, an toàn, hiệu quả điều trị cao.
Gãy răng gây ra những ảnh hưởng gì?
Răng đảm nhiệm chức năng ăn uống, và khi bị gãy răng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng sau đây:
- Cản trở quá trình ăn uống: Khi răng bị gãy đồng nghĩa với việc nó không thể đảm nhiệm chức năng ăn nhai nữa. Gãy răng cửa thì bạn sẽ gặp khó khăn khi cần cắn, xé thức ăn còn gãy răng hàm thì khó có thể nhai nghiền nhỏ thức ăn. Quá trình nhai cắn khó khăn nên sẽ tạo áp lực lên dạ dày, lâu dần sinh ra các bệnh về tiêu hóa.
- Lệch hàm: Việc gãy răng cửa sẽ khiến khớp cắn giữa hàm trên và dưới có lỗ hổng, không khít vào nhau được. Ở vị trí trong hàm bị gãy răng một bên bắt buộc bệnh nhân phải liên tục sử dụng một bên, hiện tượng nhai một bên này sẽ dẫn đến sự lệch lạc giữa hai hàm, tác động xấu đến khớp thái dương.
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Răng bị gãy hết răng hoặc gãy nửa răng, gãy răng cấm,…. đều sẽ gây ra những cơn đau nhức. Sự đau nhức răng này sẽ kéo theo đau đầu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh.. Không chỉ thế, việc hạn chế ăn uống khi bị gãy răng cũng dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể vì bệnh nhân bị chán ăn, mệt mỏi.
- Mất thẩm mỹ: Vị trí răng cửa rất đặc biệt vậy nên khi bị gãy hết răng cửa hoặc gãy ngang răng cửa sẽ làm mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác.
- Bệnh lý răng miệng: Những nơi bị gãy răng đôi hoặc gãy hết răng sẽ dễ bị tích tụ vi khuẩn gây sâu răng, răng lung lay và viêm sưng nướu xung quanh. Đặc biệt với những bệnh nhân bị gãy hết hàm răng thì có thể bị móm, mô xương hàm tiêu biến nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Những nguyên nhân răng bị gãy hiện nay
Gãy răng là tình trạng nhiều người gặp phải, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng gãy răng, trong đó phải kể đến các lý do sau:
- Răng bị va đập mạnh do tai nạn hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
- Áp lực mạnh khi nhai hoặc cắn đồ vật cứng như kẹo cứng, đá, hoặc mở nắp chai có thể làm nứt hoặc gãy răng.
- Nhiệt độ thay đổi liên tục giữa nóng và lạnh làm phá vỡ cấu trúc răng, đặc biệt khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Răng yếu hoặc giòn do thiếu canxi, vitamin D, hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách.
- Răng bị lung lay do bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc sâu răng kéo dài không được điều trị.
- Viêm nha chu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay và mất răng.
- Gãy răng hoàn toàn thường xảy ra với người lớn tuổi hoặc do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn.
Gãy răng phải làm sao? Các phương pháp phục hình gãy răng
Khi bị gãy răng thì người bệnh cần đến cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Hiện nay đang có các phương pháp phục hình gãy răng sau đây:
- Đối với người bị gãy nửa răng và phần chân răng còn lại nhiều
Bác sĩ có thể chỉ định làm trám răng hoặc răng sứ. Do phần chân răng ở dưới vẫn tốt nên chỉ cần mài mòn phần sắc nhọn ở chỗ gãy rồi trám hoặc bọc mão răng sứ vào là được.
- Đối với người bị gãy hết răng hoặc bị gãy đôi răng
Trường hợp này phần chân răng đã bị tổn thương, cách tốt nhất là nhổ bỏ hoàn toàn răng bị gãy rồi khắc phục bằng cách làm cầu răng sứ hoặc trồng trụ Implant. Việc phục hình gãy răng bằng Implant sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn do tuổi thọ cao có thể sử dụng trọn đời, khả năng chịu lực tốt, hạn chế được tình trạng tiêu xương và có thể ăn nhai thoải mái như răng thật mà không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Răng bị gãy có mọc lại không?
Khác với các cơ quan khác trong cơ thể, mô răng không có khả năng tái tạo nên khi răng bị gãy thì không thể mọc lại.
Gãy răng có gắn lại được không?
Gãy răng có thể gắn lại được trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ gãy và tình trạng của răng như sau:
- Nếu răng chỉ bị nứt hoặc gãy một phần và vẫn còn chân răng cũng như mô nướu khỏe mạnh, bác sĩ có thể sử dụng bọc răng sứ hoặc vật liệu nha khoa để khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
- Ngược lại, nếu răng bị gãy hoàn toàn và không còn chân răng, bác sĩ sẽ không thể gắn lại và có thể cần phải nhổ răng, sau đó xem xét các phương án thay thế như trồng răng implant hoặc làm cầu răng.
Gãy răng do thiếu chất gì?
Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương và răng, thiếu hụt vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi. Vậy nên khi cơ thể bị thiếu hụt canxi và vitamin D thì răng sẽ bị yếu, giòn răng, chịu tải lực kém, dần dần bị sâu răng và gãy răng.
Hằng ngày bạn cần bổ sung canxi và vitamin D qua các loại thực phẩm như cá béo, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh, đậu nành hay lòng đỏ trứng,…
Ngậm gì để răng chắc khỏe
Ngậm gì để răng chắc khỏe là điều ai cũng quan tâm, ngoài những việc chăm sóc răng miệng cần thực hiện mỗi ngày, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu dễ tìm sau đây để giúp răng chắc khỏe hơn:
- Nước muối: Nước muối có công dụng sát trùng, kháng viêm, làm sạch răng miệng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm,… Mỗi ngày bạn chỉ cần ngậm nước muối trong 2 – 3 phút trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy sáng hôm sau là có thể loại bỏ mảng bám hiệu quả, nâng cao sức khỏe răng miệng rồi.
- Trà xanh: Trà xanh không chỉ có tính kháng viêm, diệt khuẩn và đẩy sạch các mảng bám rất tốt mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng, khử mùi hôi giúp hơi thở luôn thơm mát.
- Nước bí đao: Bí đao có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp tăng độ chắc khỏe răng. Bạn có thể nấu nước bí đao từ hoa, hạt hay thịt quả để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
- Rượu hạt cau: Rượu hạt cau rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng, giảm đau nhức răng. Chỉ cần ngâm hạt cau vào rượu từ 1 – 2 tháng là bạn đã có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày, bạn ngậm rượu hạt cau từ 2 – 3 phút 2 lần sáng – tối để giúp răng chắc khỏe hơn.
- Hạt bầu: Hạt bầu có tác dụng thanh độc giải nhiệt rất tốt cho cơ thể, nên việc ngậm nước nấu từ hạt bầu có thể giúp bạn giảm sưng viêm lợi và vững chắc răng hiệu quả.
Trên đây là một số các nguyên liệu dễ kiếm có thể giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc khi bạn gặp các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là gãy răng. Khi bị gãy răng bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh để lâu kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nha khoa SQ Dentist là Trung tâm nha khoa thẩm mỹ uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ thăm khám – chẩn đoán – tư vấn – điều trị. Hơn 10.000 bệnh nhân đã tin tưởng và tìm đến SQ Dentist để thực hiện các dịch vụ nha khoa điều trị bệnh lý, nha khoa thẩm mỹ. Tại SQ Dentist được trang bị các máy móc và công nghệ tiên tiến giúp rút ngắn quá trình thăm khám, đảm bảo độ chính xác cao và giảm thiểu cảm giác đau cho bệnh trong trong lúc điều trị.
Đặc biệt với khách hàng là kiều bào ở nước ngoài, SQ Dentist có chính sách riêng hỗ trợ đưa đón tận sân bay và khách sạn để người bệnh nghỉ ngơi trong suốt quá trình điều trị.
Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo về tình trạng gãy răng. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc, bạn đừng ngại mà hãy liên hệ ngay đến số 1900 3091 hoặc https://sqdentist.vn/ để được bác sĩ giải đáp chi tiết rõ ràng hơn nhé!