Răng cửa có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ, phát âm và cấu trúc răng miệng. Khi bị mất răng cửa hàm trên hay mất răng cửa lâu năm đều sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm liên quan đến sức khỏe cơ thể cả về thể chất và tinh thần.
Hiện nay đã có nhiều biện pháp an toàn có thể khắc phục vấn đề bị mất răng cửa hiệu quả. Tuy nhiên để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Răng cửa có chức năng gì?
Mỗi người chúng ta có 8 chiếc răng cửa, là những chiếc răng nằm ở trung tâm chia ra làm hai phần gồm 4 cái ở hàm trên, 4 cái ở hàm dưới. Khác với răng hàm, răng cửa có hình dáng phẳng, phần đỉnh mỏng, sắc. Chúng đảm nhiệm vai trò quan trọng với những chức năng sau đây.
Mang tính thẩm mỹ
Răng cửa có vai trò rất quan trọng trong thẩm mỹ cho nụ cười và khuôn mặt. Nếu bị mất răng cửa sẽ làm mất tự tin của chúng ta khi trò chuyện, giao tiếp. Đó là bởi những lý do sau đây:
- Răng cửa tạo nên những nụ cười hoàn hảo: Người ta thường bảo “nụ cười tiêu chuẩn” hay nụ cười đẹp là khi cười sẽ để lộ từ 6 – 8 chiếc răng cửa, tạo sự tươi tắn và hấp dẫn. Những người có hàm răng cửa đều đặn, cân đối, không bị xỉn màu sẽ luôn tự tin nở nụ cười.
- Kiến tạo sự cân đối cho khuôn mặt: Răng cửa là một trong các bộ phận tạo nên hình dạng cho phần miệng, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ cân đối của khuôn mặt. Khi bị mất răng cửa lâu năm có thể dẫn đến mất cân đối khuôn miệng và tỷ lệ trên khuôn mặt.
- Tạo sự tự tin khi giao tiếp: Ai cũng sẽ tự tin hơn khi có một bộ răng hoàn chỉnh, đẹp đẽ, nhất là những chiếc răng cửa kiến tạo nên nụ cười. Nếu bị mất răng cửa thì chắc chắn không thể thoải mái cười đùa, giao tiếp bình thường được, điều này ảnh hưởng khá lớn đến công việc và cuộc sống thường ngày.
Chức năng liên quan phát âm, khẩu hình
Răng cửa có tác dụng định hình được luồng không khí vào – ra khi nói. Rất nhiều âm trong tiếng Việt như: v, s, th hoặc âm trong tiếng Anh như f, sh, ch,z,… đều cần phát âm gió.
Hơn nữa, nếu không bị mất răng cửa, khuôn hình miệng được cân đối thì khi nói chuyện, mỉm cười đều tạo được sự thẩm mỹ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người làm ngành nghề cần giao tiếp nhiều như MC, ca sĩ, bán hàng,….
Chức năng liên quan đến nhai
Ngoài những chức năng về tạo hình thẩm mỹ, răng cửa còn có nhiệm vụ cắn, xé nhỏ thức ăn trước khi đưa vào miệng và chuyển đến răng hàm để nghiền nát. Việc nhai cắn đồ ăn thành các phần nhỏ hơn giúp quá trình tiêu hóa tiếp theo diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Với vị trí ngoài cùng, răng cửa cũng có tác dụng giúp ngăn chặn không để thức ăn rơi ra khỏi miệng trong quá trình ăn uống.
Có thể thấy, răng cửa đảm nhiệm các chức năng quan trọng, việc bị mất răng cửa hàm trên hay mất răng cửa lâu năm đều có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày.
Các yếu tố dẫn đến mất răng cửa ở người lớn
Việc bị mất răng cửa có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là vài nguyên nhân thường gặp nhất:
- Bệnh lý răng miệng: Khi bị sâu nghiêm trọng, tủy răng bị nhiễm trùng hoặc men răng bị mòn đến tận tủy thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng cửa đó để điều trị tủy. Ngoài ra, sự viêm nhiễm nặng ở phần nướu răng cũng là nguyên nhân khiến răng bị mất chỗ bám, hoặc viêm nướu kéo dài làm tụt nướu, lộ chân răng làm răng dễ lung lay, gãy rụng cũng là lý do cho việc bị mất răng cửa.
- Chấn thương: Bởi vì nằm ở vị trí trung tâm ngoài cùng, răng cửa rất dễ gặp phải những va đập khi xảy ra té ngã, tai nạn giao thông hay chấn thương lúc hoạt động chơi thể thao. Có rất nhiều trường hợp ghi nhận người bị té ngã về phía trước đã bị gãy mất 2 răng cửa trên hoặc bị mất 4 răng cửa chính giữa miệng.
- Chăm sóc răng miệng sai cách: Việc không đánh răng, súc miệng thường xuyên có thể gây tích tụ mảng bám cao răng, làm hỏng men răng, yếu chân răng, viêm nướu làm răng lung lay, gãy rụng.
- Lão hóa: Người già cao tuổi thường bị mất răng cửa sớm nhất, lý do là vì khi đó các mô xương hàm và mô nướu đều bị thoái hóa, không thể nâng đỡ hay níu giữ chân răng nữa, nên chúng sẽ dần lung lay và tự rụng.
Tóm lại, việc bị mất răng cửa do nhiều yếu tố gây ra như bệnh lý, chấn thương, thói quen xấu hay tuổi tác. Bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và thăm khám răng định kỳ để ngăn chặn mất răng cửa.
Những hậu quả khi mất răng cửa
Do giữ vai trò quan trọng nên việc bị mất răng cửa có thể gây ra nhiều hậu quả cả về sức khỏe và thẩm mỹ. Bạn có thể tham khảo những hậu quả chính dưới đây:
Gây mất thẩm mỹ
Khi cười thì răng cửa là răng dễ thấy nhất, bị mất 2 răng cửa hay mất 4 răng cửa, thậm chí bị mất răng cửa hàm trên hoàn toàn thì chắc chắn không thể tự tin nở nụ cười được nữa.
Nếu bị mất răng cửa hàm trên sẽ làm mặt nhìn có vẻ không tự nhiên, bị già đi. Chưa kể các trường hợp bị mất răng cửa lâu năm làm khuôn miệng bị méo, lệch từ đó có thể dẫn đến biến dạng khuôn mặt.
Ảnh hưởng đến khẩu hình, phát âm không rõ lời
Khi bị mất răng cửa đặc biệt là mất răng cửa hàm trên, việc phát âm có thể bị méo mó, khó nói được chính xác các âm gió, khẩu hình cũng không thể “tròn vành rõ chữ” được làm giảm hiệu quả khi giao tiếp, trò chuyện.
Làm xô lệch các răng khác
Dù chỉ bị mất 1 răng cửa hay 2 răng cửa thì cũng đều làm xô lệch các răng xung quanh. Lý do là vì các răng luôn có xu hướng dịch chuyển vào nơi có khoảng trống, dẫn đến việc bị mất răng cửa lâu năm sẽ bị sai lệch khớp cắn, cản trở quá trình ăn uống. Với tình trạng mất 4 răng cửa ở cả 2 hàm trên dưới có thể gây xô lệch răng ở cả hai hàm, làm méo khuôn miệng.
Gây tiêu xương khi để lâu
Kéo dài tình trạng mất răng cửa mà không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu giảm mô xương hàm ở chỗ răng bị mất, do xương hàm ở đó không nhận được lực đè nén, kích thích từ chân răng. Để lâu ngày xương bị tiêu giảm có thể làm mặt bị hóp, lõm, biến dạng khuôn mặt.
Bị mất răng cửa gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe tổng quát của cơ thể mà còn gây ra những vấn đề tâm lý. Vậy nên bạn cần chú ý tình trạng răng cửa bị mất và có hướng xử lý kịp thời.
Mất răng cửa phải làm sao? Các phương pháp điều trị hiện nay
Sau khi biết được những nguyên nhân và hậu quả xảy đến khi bị mất răng cửa, hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng bị mất răng cửa phải làm sao, câu trả lời là: bạn cần nhanh chóng đến nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám kiểm tra tình trạng răng, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các biến pháp điều trị kịp thời cho bạn.
Hiện nay đang có 3 phương pháp điều trị áp dụng phổ biến cho việc bị mất răng cửa:
- Sử dụng hàm tháo lắp: Giải pháp này không xâm lấn và thực hiện được trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ luôn khuôn từ hàm răng thật để tạo ra một khung hàm có kết cấu tương tự rồi gắn lên chỗ bị mất răng cửa. Tuy nhiên hàm tháo lắp này chỉ khôi phục được khoảng 40% chức năng răng và chỗ bị mất răng cửa vẫn có thể tiếp tục bị tiêu giảm xương.
- Làm cầu răng sứ: Đây là phương pháp sử dụng 2 răng bên cạnh răng bị mất để làm điểm tựa, sau đó tạo một dãy răng sứ liền mạch. Phương pháp này thường được áp dụng với trường hợp mất 1 răng cửa.
- Cấy ghép Implant: Dù là mới bị mất răng cửa hay bị mất răng cửa lâu năm thì biện pháp cấy ghép Implant luôn được coi là tối ưu nhất. Việc sử dụng trụ titan tích hợp sinh học cao thay thế chân răng cũ vừa giúp ổn định vững chắc răng vừa có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Hơn nữa, trồng Implant có tuổi thọ rất cao, từ 15 – 20 năm, nếu được chăm sóc đúng cách bạn có thể sử dụng trụ Implant cả đời mà không cần thay thế.
Những lưu ý khi mất răng cửa và phục hồi răng cửa
Khi đã bị mất răng cửa rồi, bạn cần nhanh chóng có biện pháp phục hồi để khôi phục các chức năng cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng. Những điều bạn nên lưu ý trong khi phục hình răng cửa là:
- Thăm khám bác sĩ ngay khi có vấn đề về răng để được hướng dẫn điều trị và phục hồi kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Chọn phương pháp phục hình răng cửa phù hợp nên có sự tư vấn từ bác sĩ, vì họ có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý các trường hợp mất răng cửa.
- Kiểm tra răng miệng tổng quát và định kỳ trước, trong, và sau khi điều trị phục hồi răng cửa để đảm bảo kết quả tốt nhất.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì kết quả sau điều trị.
- Tìm hiểu trước về chi phí và chính sách bảo hành của phòng khám nha khoa trước khi quyết định điều trị.
Bị mất răng cửa ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ và sức khỏe cơ thể, theo đó cũng dễ gây ra các vấn đề về tâm lý nếu như không có biện pháp xử lý.
Độ khó khi phục hình răng cửa rất cao vì nó đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ cao hơn nhiều so với răng hàm, đòi hỏi yêu cầu cao ở tay nghề bác sĩ.
SQ Dentist – Địa chỉ uy tín trong điều trị mất răng cửa
Trong hơn 10 năm qua, SQ Dentist tự hào là nơi điều trị mất răng cửa hàng đầu, được nhiều khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị công nghệ hiện đại, chúng tôi đảm bảo giảm thiểu đau đớn, mang đến trải nghiệm thoải mái cho khách hàng.
Hiểu rõ lo ngại về chi phí và tiện nghi của kiều bào, SQ Dentist cung cấp nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt như hỗ trợ đưa đón sân bay và chi phí lưu trú trong suốt quá trình điều trị.
Liên hệ ngay với SQ Dentist để được tư vấn thêm về cách khắc phục tình trạng mất răng cửa và các dịch vụ hỗ trợ:
- Website: https://sqdentist.vn/
- Hotline: 1900 3091.
- Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Tân Bình, TP. HCM.