Người trưởng thành có 4 chiếc răng hàm số 6, có nhiều chức năng quan trọng như thẩm mỹ, cấu trúc khuôn miệng, nhai nghiền đồ ăn,… Việc bị mất răng số 6 có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các biến chứng nặng hơn như tiêu biến xương hàm nếu bị mất răng số 6 lâu năm.
Các phương pháp như trám răng, làm cầu răng sứ, trồng Implant có thể được áp dụng để phục hình cho răng hàm số 6 bị mất. Tuy nhiên nên chọn phương pháp nào, thực hiện ra sao và phải chăm sóc răng như thế nào mới đúng cách thì bạn cần đến sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ nha khoa.
Răng số 6 là răng nào?
Răng số 6 hay còn gọi là răng cối lớn, thuộc loại răng hàm, đảm nhiệm vai trò nghiền nát trong quá trình ăn nhai. Nằm ở vị trí thứ 6 trên hàm, tính từ răng cửa trung tâm đi vào, nằm cạnh răng số 7 cũng là răng có chức năng nhai nghiền đồ ăn nên khi bị mất răng số 6 và 7 sẽ gây cản trở lớn đến việc ăn uống. Mỗi người trưởng thành có bốn chiếc răng số 6, chia đều ra hai hàm trên và dưới.
Một số đặc điểm về răng số 6:
- Thứ tự trong hàm răng: Tuy được gọi chung là răng số 6 nhưng thực tế các răng sẽ có số thứ tự khác nhau khi tính tổng cả hai hàm. Ở hàm trên răng số 6 nằm vị trí thứ 16 và 26, hàm dưới răng số 6 nằm ở vị trí 36 và 46.
- Cấu tạo: Răng số 6 có cấu tạo tương tự như các răng khác, đều có 2 phần gồm thân răng và chân răng. Cấu tạo cắt ngang từ ngoài vào trong có 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.
- Số lượng chân răng: Không đồng đều, hai răng số 6 ở hàm trên đều có 3 chân răng, còn ở hàm dưới mỗi răng số 6 chỉ có 2 chân răng.
- Nhiều ống tủy: Mỗi răng số 6 sẽ có từ 3 – 5 ống tủy, là răng có nhiều ống tủy nhất trong toàn bộ răng.
Răng số 6 có nhiều chức năng quan trọng như nhai nghiền đồ ăn, hỗ trợ phát âm, định hình cấu trúc khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt.
Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì không? Những hệ lụy đi kèm
Không ít người đặt câu hỏi là mất răng số 6 có ảnh hưởng gì không hay mất răng số 6 hàm dưới có sao không. Câu trả lời là bị mất răng số 6 hoặc gãy răng số 6 đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nói riêng, làm giảm chất lượng cuộc sống thường ngày.
Sau đây là một số hệ lụy đi kèm khi bạn bị gãy mất răng số 6:
- Mất thẩm mỹ: Do nằm ngay cạnh các răng trung tâm, nên khi cười hay nói chuyện sẽ dễ nhìn thấy răng số 6 ở hàm trên. Bị mất răng số 6 hàm trên sẽ làm mất thẩm mỹ và giảm tự tin khi nói chuyện, giao tiếp.
- Ăn uống khó khăn: Răng số 6 có vai trò nghiền nát thức ăn, nên khi mất răng hàm số 6 thì khả năng nhai cắn bị giảm sút đáng kể. Lâu dần có thể dẫn đến các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng.
- Xô lệch khớp cắn: Mất răng số 6 hàm trên hay mất răng số 6 hàm dưới đều dẫn đến việc xô lệch cả hàm răng, do răng luôn có xu hướng di chuyển lấp đầy khoảng trống khi gặp áp lực trong khoang miệng.
- Tiêu xương hàm: Các mô xương hàm dần tiêu giảm nếu bị mất răng số 6 lâu năm mà không phục hình. Bởi nếu bị mất răng số 6, thì phần xương hàm ở chỗ đó sẽ không còn nhận được kích thích từ các hoạt động nhai cắn hàng ngày nữa, cuối cùng mô xương hàm sẽ tự tiêu giảm mất.
- Làm gia tăng nguy cơ bị bệnh lý răng miệng liên quan: Các trường hợp bị gãy răng số 6 có thể dẫn đến sâu răng do mặt cắt bị gãy không có lớp men răng bảo vệ, bị tích tụ vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Còn các trường hợp bị mất răng số 6 do nứt đôi, gãy vỡ phải nhổ bỏ răng thì dễ dẫn đến viêm sưng nướu, gây đau nhức khoang miệng và có thể lan ra cả mặt.
Những nguyên nhân gây nên việc mất răng số 6
Một số lý do phổ biến gây ra mất răng số 6 bạn cần biết là:
- Chấn thương hoặc tai nạn: Răng gặp lực tác động mạnh khi xảy ra tai nạn hay chấn thương. Nếu nhẹ thì răng sẽ chỉ bị nứt nhưng nếu tai nạn nặng làm ảnh hưởng đến cả chân răng thì phải nhổ bỏ mất răng số 6.
- Sâu răng nghiêm trọng: Những trường hợp sâu răng nghiêm trọng vi khuẩn lan rộng ăn vào sâu bên trong gây nhiễm trùng tủy thì chắc chắn bị mất răng số 6 do tổn thương quá nặng nề, không thể bảo tồn răng được nữa.
- Thói quen không lành mạnh: Nhiều người có thói quen nhai cắn kẹo cứng, đầu bút hoặc thậm chí còn dùng răng để bật nắp lon bia sẽ dễ bị mất 2 răng số 6 hoặc mất răng số 6 và 7.
- Lão hóa: Đât cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp, người có tuổi thường dễ bị mất răng số 6 hàm trên trước khi mất răng số 6 hàm dưới.
- Bệnh lý mãn tính và thiếu dinh dưỡng: Các bệnh lý mãn tính và thiếu chất dinh dưỡng như thiếu canxi, vitamin D cũng gây ra tình trạng làm răng lung lay, gãy rụng dẫn đến mất răng số 6. Theo thống kê thì những người bị bệnh tiểu đường, ung thư hay loãng xương có tỷ lệ mất răng số 6 sớm hơn nhiều so với người cao tuổi.
Mất răng số 6 phải làm sao? Các phương pháp chữa trị
Nếu không may bị mất răng hàm số 6, bạn sẽ được chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau:
- Gắn răng: Nếu chỉ bị gãy răng số 6 và phần răng còn lại < ⅓ thì bác sĩ có thể gắn lại phần răng gãy đó vào chân răng.
- Trám răng: Gần giống với trường hợp trên nhưng phần răng gãy bị vỡ vụn, không thể gắn lại được nữa, lúc này bác sĩ sẽ trám phần răng số 6 bị mẻ đó lại cho bạn.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này tương tự với trám răng, nhưng cao cấp hơn và có thể áp dụng với trường hợp răng số 6 bị gãy ngang < 1/2 , chân răng vẫn bảo tồn được.
- Cầu răng sứ: Phương pháp này đòi hỏi sự hỗ trợ từ hai răng liền kề bên cạnh. Hai chiếc răng thật nằm hai bên răng số 6 bị mất sẽ bị mài mòn để làm trụ đỡ cho cầu răng, sau đó bác sĩ sẽ bọc răng sứ cho cả 3 răng.
- Cấy ghép Implant: Đây là giải pháp tối ưu nhất khi bị mất 1 hoặc 2 răng số 6. Trụ Implant có tính tương thích sinh học cao, ổn định vững chắc nên có thể đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn hảo thay thế cho răng cũ. So với các phương pháp khác thì trồng Implant là giải pháp tối ưu nhất cho mất răng hàm số 6, bởi nó có thể ngăn chặn được quá trình tiêu giảm xương hàm, điều mà các biện pháp trên không làm được.
Trồng răng hàm số 6 bằng phương pháp cấy ghép Implant tại SQ Dentist
Đa số những người bị mất răng số 6 đều nhận lời khuyên nên cấy ghép Implant thay thế cho răng số 6 bị mất bởi những ưu điểm nó mang lại. Một trong các địa chỉ nha khoa uy tín được mọi người tin tưởng lựa chọn làm nơi cấy ghép Implant là nha khoa SQ Dentist.
Tại SQ Dentist có đầy đủ các dịch vụ trồng Implant như:
- Trồng răng Implant đơn lẻ nếu chỉ bị mất răng số 6 hàm trên hoặc chỉ mất răng số 6 hàm dưới.
- Trồng Implant bắc cầu răng khi bị mất răng số 6 và 7.
- Trồng Implant xương gò má dành cho những người bị mất răng số 6 lâu năm đã bị tiêu giảm xương gò má.
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, nhất là đối với những ca bị mất răng số 6 hàm trên, cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao. Nha khoa SQ Dentist có chính sách ưu đãi và bảo hành dành riêng cho các trường hợp cấy ghép Implant, đảm bảo mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
Bài viết này đã cung cấp các thông tin về việc mất răng số 6 cho bạn, hy vọng rằng bạn có thể tìm được phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục tình trạng mất răng hàm số 6. Nếu còn chưa rõ điều gì, bạn có thể liên hệ gặp bác sĩ để hỏi rõ hơn theo địa chỉ sau:
- Website: https://sqdentist.vn/.
- Hotline: 1900 3091.
- Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Tân Bình, TP. HCM.