Mất răng nguyên hàm là trường hợp bị mất răng hàm trên hoặc mất răng hàm dưới, thậm chí mất răng cả hai hàm. Nguyên nhân có thể là do viêm nha chu, sâu răng nghiêm trọng, tai nạn hay do lão hóa. Để phòng ngừa, bạn cần suy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, nghe lời khuyên của nha sĩ để kịp thời điều trị các vấn đề răng miệng.

Hiện nay có hai biện pháp phổ biến để khắc phục tình trạng mất răng toàn hàm là trồng Implant All-on-4 và All-on-6. Hai phương pháp này đều mang lại tác dụng tối ưu như phục hồi chức năng và khôi phục thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu chưa đủ điều kiện về sức khỏe và kinh tế, bạn có thể nghĩ đến phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp.

Nguyên nhân mất răng toàn hàm là gì?

Mất răng toàn hàm là tình trạng khi bị mất răng nguyên hàm ở một hoặc cả hai hàm (trên và dưới). Mất răng toàn hàm có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Sâu răng gây nhiễm trùng

Nếu bị sâu răng lâu ngày mà không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nặng do vi khuẩn tích tụ làm ổ, ăn mòn lớp men răng rồi tấn công vào phần tủy răng. Khi phần tủy răng đã bị viêm rồi thì tình trạng nhiễm trùng nặng có thể ảnh hưởng đến các mô xương hàm xung quanh, tác động đến các răng lân cận. Như vậy từ bị mất 1 cái răng do sâu dần dần sẽ kéo theo các răng bên cạnh gãy rụng theo, dẫn đến việc mất răng toàn hàm.

Theo nghiên cứu, răng hàm thường là vị trí dễ bị sâu nhất bởi có bề mặt lớn nhưng lại có nhiều rãnh với khe nhỏ, thức ăn dễ bị mắc vào đó. Nếu chữa trị kịp thời thì chỉ mất 1 răng hàm bị sâu thôi, còn không kéo dài thì viêm nhiễm lan ra có thể làm mất hết răng hàm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất răng toàn hàm đặc biệt đối với người lớn tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất răng toàn hàm đặc biệt đối với người lớn tuổi

Do chấn thương vùng đầu mặt cổ

Khi gặp lực tác động cực mạnh từ bên ngoài vào phần đầu, mặt, cổ thì có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến phần miệng, đặc biệt là răng. Lực này có thể gây gãy ngang răng hoặc gãy dọc nứt đôi răng.

Nếu lực tác động chính diện mặt thì dễ bị gãy rụng răng cửa còn nếu lực tác động hai bên mặt thì thường bị mất răng nhai hai hàm. Những lực mạnh tác động từ dưới lên chéo góc mặt có thể làm mất răng nhai hàm dưới.

Viêm nha chu kéo dài

Nha chu là các mô bao bọc xung quanh chân răng, có tác dụng bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài cũng như nâng đỡ răng. Khi tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ khiến hệ thống nha chu này bị suy yếu cấu trúc, mô nướu và mô xương hàm bị phá hủy, không thể đảm nhiệm được chức năng hỗ trợ răng nữa.

Viêm nhiễm lâu ngày làm nướu bị tụt không thể bao bọc và níu giữ chân răng, xương ổ răng bị phá hủy không còn là nơi cho chân răng bám trụ nữa, dần dần răng bị lung lay thậm chí là rụng mất răng nguyên hàm.

Tiêu xương răng là một trong những lý do lớn nhất gây mất răng
Tiêu xương răng là một trong những lý do lớn nhất gây mất răng

Do tuổi tác

Tuổi tác cao, răng bị lão hóa dần là một nguyên nhân không thể tránh được. Cấu tạo của răng cũng tương tự với xương, vậy nên khi con người ta già đi, thiếu canxi, mô răng bị xốp dần nên dễ mất răng. Thông thường, khi tuổi đã cao thì sẽ bị mất răng hàm trên trước, sau đó là răng hàm dưới, tiếp đến là răng tiền hàm, răng cửa, răng nanh, cuối cùng là mất toàn răng hàm.

Các nguyên nhân gây mất răng nguyên hàm rất dễ gặp trong công việc và cuộc sống. Bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách hằng ngày và đi khám nha khoa định kỳ để giảm thiểu nguy cơ bị mất răng hàm.

Hậu quả mất răng toàn hàm là gì?

Hàm răng có chức năng cực kỳ quan trọng trong vấn đề ăn uống, thẩm mỹ cấu trúc khuôn mặt và sức khỏe tinh thần. Không khắc phục kịp thời vấn đề mất răng toàn hàm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cơ thể.

Tiêu xương hàm

Nếu chỉ bị mất 1 cái răng mà không trồng răng thay thế, phần xương ổ răng ở đó sẽ dần bị tiêu giảm. Điều này cũng xảy ra tương tự khi bị mất răng toàn hàm, với diễn biến nặng hơn. Mô xương hàm sẽ bị thoái hóa và suy giảm dần do không còn được kích thích do lực nhai cắn khi ăn uống hằng ngày, quá trình tạo xương mới dừng lại.

Hậu quả lớn nhất của mất răng toàn hàm là tiêu xương răng
Hậu quả lớn nhất của mất răng toàn hàm là tiêu xương răng

Suy giảm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt

Bạn có thể thấy hơi khó chịu khi bị mất 1 răng hàm hoặc mất 2 răng hàm, vẫn có thể chuyển thức ăn sang bên phía không bị thiếu răng hàm dưới để nghiền nhỏ thức ăn được. Nhưng khi đã bị mất hết răng hàm thì bạn không thể ăn nhai bình thường được nữa, vì đã bị mất răng nhai rồi. 

Ngoài ra, mất răng hàm cũng làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Mất răng hàm trên thường gây ra hiện tượng hóp má, mất răng hàm dưới làm phần nửa dưới mặt bị xệ xuống. Ngoài mất răng hàm trên thì những người bị mất răng trong cùng cũng dễ bị hóp má do các dây chằng và mô nướu bị teo làm giảm độ đàn hồi ở da, đây cũng là câu trả lời cho băn khoăn của nhiều người về vấn đề mất răng hàm có bị hóp má không.

Răng sai lệch, sai khớp cắn

Việc bị mất 1 cái răng khiến các răng xung quanh bị xô lệch khỏi vị trí. Do răng thường có xu hướng nghiêng về phía có khoảng trống khi chịu áp lực trong khoang miệng hoặc lực tác động trong quá trình ăn uống. Lâu dần, vị trí của các răng bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Thường tình trạng mất răng làm sai lệch khớp cắn sẽ diễn ra nhanh hơn trong trường hợp mất răng toàn hàm, đối với mất 1 răng hoặc mất 2 răng hàm thì diễn tiến chậm hơn.

Gây biến chứng đau đầu, đau khớp thái dương, suy giảm trí nhớ

Khi đã mất răng nguyên hàm rồi thì các biến chứng như tiêu xương hàm, teo lợi sẽ dần xuất hiện, khiến các dây thần kinh bị kéo đến gần niêm mạc hơn. Đây là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau kéo dài, đau nửa đầu, đau cả đầu, nhức hai bên khớp thái dương và nhức mỏi cổ – vai – gáy. Tình trạng đau nhức đầu và khớp thái dương lâu ngày do mất răng nguyên hàm hoàn toàn có thể làm suy giảm trí nhớ do hệ thần kinh không ổn định.

Như vậy, mất răng toàn hàm gây ra khá nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy nên khi gặp tình huống gây mất răng hàm, bạn cần thăm khám kịp thời và nhận lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Ngoài ra mất răng toàn hàm còn gây các biến chứng bệnh lý khác
Ngoài ra mất răng toàn hàm còn gây các biến chứng bệnh lý khác

So sánh 2 biện pháp phục hình mất răng toàn hàm hiện nay

Với công nghệ khoa học ngành y tế hiện nay, việc phục hình mất răng toàn hàm đã dễ dàng hơn rất nhiều. Có 2 phương pháp được bác sĩ ưu tiên trong phục hình mất răng toàn hàm là trồng Implant và sử dụng hàm giả tháo lắp.

  • Trồng Implant: Bác sĩ sử dụng trụ Implant cấy ghép xương hàm ngay chỗ bị mất răng, sau đó gắn mão răng giả lên trên. Do Implant gắn sâu vào mô xương hàm và tích hợp được với mô xương hàm nên rất chắc chắn và bền vững. Không chỉ thế, biện pháp cấy ghép Implant còn giúp ngăn chặn tình trạng tiêu mô xương hàm hiệu quả, đảm bảo chức năng nhai cắn và thẩm mỹ của răng.
  • Hàm giả tháo lắp: Phương pháp này thường sử dụng cho những người bị mất hết răng hàm, lúc này các nhiệm vụ ăn nhai sẽ do hàm răng giả có thể tháo lắp đảm nhận. Do không gắn sâu vào xương hàm nên khi lắp hàm giả thì không cần phẫu thuật, dễ sử dụng và chi phí thấp hơn. Cùng với đó là các nhược điểm bạn phải chấp nhận khi dùng hàm giả tháo lắp là nó không thể cố định chắc chắn như Implant được, thậm chí về màu sắc và hình dáng cũng kém thẩm mỹ hơn Implant. Và cũng vì không cần gắn vào ổ răng nên những người mất răng toàn hàm phải dùng hàm giả vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề tiêu giảm mô xương hàm.
So sánh 2 biện pháp phục hình mất răng toàn hàm hiện nay
So sánh 2 biện pháp phục hình mất răng toàn hàm hiện nay

Như vậy, xét theo tiêu chí về độ bền, khả năng đảm nhiệm chức năng, thẩm mỹ thì trồng Implant vẫn là phương pháp mang đến hiệu quả tối ưu về lâu dài cho sức khỏe hơn cả.

Biện pháp phục hình mất răng toàn hàm tốt nhất hiện nay là gì?

Trong tất cả các biện pháp phục hình mất răng hàm thì cấy ghép trụ Implant All-on-4 và All-on-6 là 2 các tốt nhất hiện nay. Hai biện pháp này chỉ cần một số lượng trụ Implant tối thiểu nhưng vẫn đủ để làm một hàm răng giả chắc chắn, thẩm mỹ.

  • Trồng Implant All-on-4: Ở đây chỉ cần 4 trụ Implant cấy vào trong xương hàm, sau đó gắn cầu răng lên. Điều này giúp tối ưu lực nâng đỡ và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người mất răng.
  • Trồng Implant All-on-6: Cách thực hiện tương tự như trên, nhưng với phương pháp này bác sĩ sử dụng 6 trụ Implant để làm trụ cho cầu răng. Tuy sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn nhưng nó cũng giúp hoạt động ăn nhai thoải mái hơn, độ ổn định và vững chắc cao hơn.
Trồng implant là Biện pháp phục hình mất răng toàn hàm tốt nhất hiện nay
Trồng implant là Biện pháp phục hình mất răng toàn hàm tốt nhất hiện nay

Tóm lại, cả hai biện pháp trồng Implant All-on-4 và All-on-6 đều đảm nhiệm tốt các chức năng thay thế răng hàm bị mất, ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và cải thiện chất lượng đời sống.

Trồng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?

Chi phí trồng Implant toàn hàm rơi vào khoảng giá từ 99.000.000 VNĐ – 210.000.000 VNĐ. Cụ thể từng trường hợp sẽ có giá cụ thể tùy vào tình trạng mất răng, phương pháp khắc phục, dòng trụ Implant hay dịch vụ của từng nha khoa riêng.

Trồng Implant khắc phục vấn đề mất răng toàn hàm là một thủ thuật khó, cần có nhiều yếu tố đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và tỷ lệ thành công cao. 

Nha khoa SQ có những thế mạnh vượt trội để giúp hàng nghìn cô bác anh chị cấy ghép Implant thành công, cụ thể:

  • Đội ngũ bác sĩ được đào tạo từ các trường y khoa hàng đầu trong và ngoài nước, tích lũy vốn kinh nghiệm dày dặn từ hơn 10 năm làm nghề.
  • Hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến giúp rút ngắn thời gian thăm khám và mang lại sự chính xác, an toàn, nhẹ nhàng khi trồng răng.
  • Toàn bộ vật liệu trồng răng đều sử dụng hàng chính hãng, nguồn gốc rõ ràng.
  • Chính sách bảo hành đầy đủ, mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Các chương trình ưu đãi diễn ra liên tục giúp khách hàng tối ưu về chi phí.
Trồng Implant toàn hàm giá giá khoảng 99 tới 210 triệu VND
Trồng Implant toàn hàm giá giá khoảng 99 tới 210 triệu VND

Chắc hẳn bạn đọc đã thu thập đủ thông tin về vấn đề mất răng toàn hàm cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả cho bản thân mình. Còn điều gì thắc mắc muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể liên hệ qua thông tin dưới đây để được bác sĩ chuyên khoa răng giải đáp nhé:

  • Website: https://sqdentist.vn/
  • Hotline: 1900 3091.
  • Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Tân Bình, TP. HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *