Răng bị mẻ là một tình trạng răng không còn nguyên vẹn khiến ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt cũng như là chức năng ăn nhai. Vậy răng bị mẻ có khôi phục được không? Các phương pháp khôi phục răng bị mẻ hiện nay là gì? Cùng SQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Răng bị mẻ là gì?
Răng mẻ là tình trạng phần men răng bị hư hỏng do các va đập, té ngã, khiên cấu trúc răng bị mẻ vỡ một phần. Điều này có thể xảy ra do vi khuẩn tạo ra axit gây mài mòn men răng, đồng thời thức ăn và đồ uống chứa đường cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tác động đến các mô bên trong.
Nguyên Nhân Gây Mẻ Răng
Răng của chúng ta có thể bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do:
- Chấn thương, va đập: Một va đập mạnh từ bên ngoài có thể gây ra sự tổn thương trực tiếp cho răng, dẫn đến tình trạng bị mẻ.
- Cắn vật cứng: Thói quen cắn nhai các vật cứng như nắp chai, bao bì thực phẩm, đá, kẹo cứng… có thể tạo áp lực mạnh lên răng, gây ra sự căng thẳng và làm cho răng dễ bị mẻ hoặc vỡ.
- Thiếu khoáng chất: Răng cần được cung cấp đủ khoáng chất như canxi và fluor. Việc thiếu hụt khoáng chất này có thể làm cho răng trở nên yếu hơn và dễ bị vỡ, mẻ khi nhai thức ăn.
- Sâu răng: Sâu răng là một bệnh lý nha khoa phổ biến, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công men răng. Răng bị sâu không chỉ gây gây đau nhức mà còn có thể dẫn đến tình trạng mẻ răng.
- Ảnh hưởng trong quá trình ăn uống: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường cao, đồ uống axit như cam, bưởi, chanh, nước ngọt có gas, bia và rượu có thể làm men răng bị bào mòn. Mất men răng bảo vệ là lý do làm tăng khả năng mẻ và sứt mẻ.
- Nghiến răng: Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng nghiến siết vào nhau mạnh đến mức có thể tạo ra âm thanh. Thói quen này có thể làm cho men răng bị mài mòn và khiến răng trở nên yếu hơn bình thường, dẫn đến tình trạng mẻ răng khi gặp tác động mạnh
Ảnh hưởng của răng bị mẻ
Răng bị mẻ không chỉ đơn thuần là một vấn đề về thẩm mỹ, mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và tình trạng tổng thể của cơ thể. Dưới đây là những ảnh hưởng quan trọng khi răng bị mẻ:
- Mẻ răng khiến bệnh nhân cảm giác đau nhức, ê buốt và khó chịu.
- Khi lớp men bảo vệ bề mặt răng bị mất, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào lõi răng, gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng. Tình trạng này có thể lan rộng ra nướu.
- Mẻ răng sâu và nghiêm trọng có thể tác động tới dây thần kinh bên trong răng. Điều này gây ra đau đớn và tình trạng ê buốt
- Răng bị mẻ có thể làm cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn và đôi khi đau đớn
- Răng bị mẻ làm mất đi tính thẩm mỹ của nụ cười và gương mặt. Khiến bệnh nhân trở nên tự ti trong giao tiếp
- Răng bị mẻ tạo một bề mặt không đều, dễ bám mảng bám vi khuẩn và thức ăn. Vi khuẩn tiếp tục tạo axit, mài mòn men răng, tạo điều kiện cho mẻ lan rộng hơn và gây hại tới sức khỏe răng miệng.
Các phương pháp khôi phục răng bị mẻ
Khi răng bị mẻ, có nhiều phương pháp khôi phục khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng cụ thể mà lựa chọn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để khôi phục răng bị mẻ:
- Dán răng bị mẻ: Phương pháp này thường được sử dụng cho những mẻ nhỏ và không lan rộng. Bằng cách sử dụng vật liệu dán chuyên nghiệp, bác sĩ sẽ dán lại phần mẻ và khôi phục hình dáng tự nhiên của răng.
- Trám Răng: Trám răng là phương pháp lấp đầy mẻ bằng vật liệu composite hoặc amalgam. Bác sĩ nha khoa sẽ lấy bỏ phần mẻ và sau đó thực hiện quá trình trám, tạo nên một bề mặt răng nhân tạo để phục hình răng mẻ và bảo vệ răng đó khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và vi khuẩn.
- Bọc Răng Sứ: Đối với những mẻ lớn hơn hoặc khi răng đã bị hư hỏng nghiêm trọng, bọc răng sứ có thể là một lựa chọn tốt. Răng bị mẻ sẽ được mài nhẹ để đặt lớp vỏ sứ bên ngoài. Bọc răng sứ không chỉ khôi phục chức năng mà còn mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho khuôn mặt
- Trồng Implant: Trong trường hợp răng bị mẻ nặng và không thể khôi phục được, trồng implant có thể là phương pháp phù hợp. Quá trình này bao gồm đặt một trụ implant vào xương hàm, sau đó đặt răng giả lên. Trồng implant không chỉ khôi phục chức năng hoàn hảo mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Cách chăm sóc sau khi phục hình răng mẻ
- Chăm sóc răn miệng đúng các: Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày là quan trọng để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và thức ăn dư thừa. Vậy nên việc chăm sóc răng miệng đúng cách là một yếu tố giúp ngăn ngừa răng bị mẻ
- Hạn chế các thức ăn ngọt, có gas: Giảm thiểu tiêu thụ thức ăn và đồ uống chứa đường cao giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mẻ. Uống Nước Và Sử Dụng Kẹo Có Xylitol: Uống nước sau khi tiêu thụ thức ăn và sử dụng kẹo có chứa xylitol có thể giúp loại bỏ acid và tạo môi trường bảo vệ cho men răng.
- Điều trị sâu răng: Nếu bạn bị sâu răng thì nên đi điều trị càng sớm càng tốt trước khi chúng bắt đầu lan rộng và gây tổn thương tới răng.
- Tránh ăn nhai, cắn các đồ vật cứng, dai: Việc sử dụng răng để cắn các đồ vật cứng khiến răng chịu áp lực mạnh dễ dẫn tới gãy vỡ.
- Kiểm tra nha khoa định kỳ: Để các bác sĩ thăm khám để kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng giúp bạn điều trị và khắc phục sớm những vấn đề răng miệng
Tóm lại, răng bị mẻ là tình trạng khiến bạn đánh mất thẩm mỹ khuôn mặt, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới các mô bên trong. Việc điều trị sớm khi gặp tình trạng này là điều cần thiết để phục hình lại răng bị mẻ.
Trên đây là những thông tin được SQ DENTIST tổng hợp nhằm giúp bạn biết các phương pháp phục hình răng mẻ. Từ đó có thể đưa ra được sự lựa chọn hợp lý hơn cả về chất lượng.
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
SQ DENTIST – TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ
Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình
Hotline: 1900 3091
Website: sqdentist.vn