Với những ai bị mất răng và muốn khôi phục lại giống răng thật của mình thì phương pháp cắm implant chính là giải pháp tối ưu hiện nay. Tuy nhiên cũng rất nhiều người thắc  mắc rằng cấy ghép xương để cắm implant có mắc không? Hãy cùng SQ Dentist cùng tìm hiểu bài viết này để có câu trả lời tốt nhất. 

1. Cấy ghép xương để cắm implant là như thế nào?

Ghép xương răng trong trồng răng Implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo, để đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn. Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô.

Cấy ghép màng xương được thực hiện khi xương hàm của bệnh nhân không đủ các điều kiện về số lượng, chất lượng để thực hiện trồng implant.

Ghép xương hàm khi trồng implant là gì?
Ghép xương hàm khi trồng implant là gì?

2. Cấy ghép xương để cắm implant có mắc không?

Việc cấy ghép xương để cắm implant có mắc không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó điển hình như:

  • Tay nghề bác sĩ:  Những nơi bác sĩ chuyên môn cao sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác vị trí cần ghép xương. Tư vấn để lựa chọn loại xương phù hợp. Đồng thời quá trình cấy ghép chuẩn, tỉ mỉ, nhanh chóng, không gây tổn hại đến vùng xung quanh. Như vậy những đơn vị này thường có chi phí cao hơn một số nha khoa khác.
  • Mức độ tiêu xương: Mật độ xương hàm bị tiêu nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến số lượng xương cần phục hình. Vì vậy chi phí ghép xương lúc này sẽ tạo lên một sự chênh lệch nhất định. 
  • Vật liệu ghép xương hàm: Tùy theo vật liệu xương như xương tự thân, xương tổng hợp mà mức giá ghép cũng khác nhau. 
DỊCH VỤ CHI PHÍ
Ghép xương nâng xoang PC PRF ly tâm hồng cầu tự thân 10.000.000
Nâng xoang kín 10.000.000
Nâng xoang hở 15.000.000

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nha khoa quốc tế SQ Destist

    3. Kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến hiện nay

    Hiện nay có khá nhiều loại ghép xương được áp dụng trong nha khoa. Khi thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phù hợp. Một số kỹ thuật ghép xương phổ biến hiện nay gồm:

    3.1 Ghép xương tự thân

    Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản và ít tốn kém bởi phần xương sử dụng ghép hàm sẽ được lấy trực tiếp từ các bộ phận khác trên cơ thể. Chẳng hạn như lấy ở phần xương sườn hay  xương chậu. 

    3.2 Ghép xương đồng chủng

    Ghép xương đồng chủng khá giống với ghép xương tự thân. Bởi nó đều lấy từ hệ xương của cơ thể. Tuy nhiên xương đồng chủng là việc lấy xương của người khác để tiến hành cấy ghép. Kỹ thuật này cần trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu xương có độ tương thích thì mới được đưa vào cấy ghép cho người bệnh.

    3.3 Ghép xương dị chủng

    Phương pháp này sẽ dùng xương của động vật để cấy ghép. Trước khi lấy, loại xương này sẽ trải qua quá trình kiểm tra chi tiết mọi mặt thông qua một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu cấy ghép vô trùng, an toàn và tương thích với xương của bệnh nhân. 

    3.4 Ghép xương tổng hợp

    Xương tổng hợp là loại xương có thành phần chính là Calcium Phosphate khá giống với xương tự nhiên. Trong đó có 2 loại chính gồm xương không tự tiêu và tự tiêu.

    4. Khi nào bạn cần thực hiện cấy ghép xương hàm?

    Việc thực hiện cấy ghép xương hàm cần được thực hiện khi phần xương hàm của bạn bị tiêu hao quá nhiều. Có thể do phần hàm quá mềm hoặc xương không đủ dày. Điều này khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, hoặc không thực hiện được nhiệm vụ nâng đỡ trụ răng implant.

    Trong những trường hợp trên nếu muốn trồng răng implant tốt thì bạn cần thực hiện ghép xương. Thông thường sau khoảng 1 tháng thì xương nhân tạo sẽ mọc thêm khoảng 1mm. Nhưng để trồng răng implant thì cần đến 6 tháng thì xương mới có thể phát triển như mong muốn. Vì vậy thì sẽ khoảng từ 3 đến 6 tháng tùy tình trạng người bệnh mới có thể trồng răng implant sau khi cấy ghép xương hàm. 

    Khi nào bạn cần thực hiện cấy ghép xương hàm?
    Khi nào bạn cần thực hiện cấy ghép xương hàm?

    5. Đối tượng chỉ định nên ghép xương hàm

    Với phương pháp ghép xương hàm thì không phải ai cũng phù hợp để thực hiện. Vì vậy trước khi trồng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp X quang toàn hàm để đánh giá tình trạng mất răng và tiêu xương ở mức độ nào. Dưới đây là những trường hợp chỉ định cấy ghép xương hàm:

    • Người có mật độ xương hàm quá mỏng hay quá yếu do bẩm sinh.
    • Phần xương ở ổ răng tiêu đi đáng kể do tình trạng mất răng lâu năm.
    • Những ai gặp chấn thương mạnh hoặc bị tổn thương xương hàm thì cần cấy ghép.

    Ngoài ra, những trường hợp dưới đây sẽ không được chỉ định cấy ghép xương hàm như:

    • Người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, tim mạch, tiểu đường, thần kinh, máu khó đông, hóa trị…
    • Người bị nghiện hoặc có thói quen uống rượu bia, thuốc lá thường xuyên. 
    • Người mắc các bệnh lý liên quan về răng miệng. 
    Đối tượng cần ghép xương để trồng implant
    Đối tượng cần ghép xương để trồng implant

    Thông thường khi quyết định phẫu thuật cấy ghép xương hàm, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng người bệnh xem có đủ điều kiện hay không. Lúc đó bạn có thể nắm được chính xác cấy ghép xương để cắm implant có mắc không với tình trạng của mình. 

    Đọc thêm: Có Nên Trồng Răng Implant Không? Đối Tượng Nào Nên Trồng Răng Implant

    6. Ghép xương răng có đau không?

    Cô chú, anh chị có thể hoàn toàn yên tâm , trong suốt quá trình ghép xương răng sẽ không hề đau đơn vì đã có thuốc gây tê và được bác sĩ thực hiện.

    Sau khi ghép xương có thể xuất hiện hiện tượng đau nhức nhưng chỉ cần uống thuốc do bác sĩ kê đơn giảm đau thì sẽ sớm lành thương!

    Qúa trình ghép xương diễn ra an toàn, không đau tại SQ Dentist
    Qúa trình ghép xương diễn ra an toàn, không đau tại SQ Dentist

    7. Ghép xương răng bao lâu thì lành?

    Ghép xương răng bao lâu thì lành sẽ tùy vào cơ địa của mỗi người, thời gian lành thương sẽ khác nhau. Trung bình từ 2-6 tháng để xương hàm lành hẳn. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương hàm và lên kế hoạch điều trị cho bước tiếp theo.

    Khách hàng phục hình răng bằng implant tại SQ Dentist
    Khách hàng phục hình răng bằng implant tại SQ Dentist

    Sau khi hoàn thành cấy ghép xương hàm khoảng 6 tháng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn loại răng sứ để tiến hành cắm implant. Với những chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp cấy ghép xương để cấy implant có mắc không. Hãy liên hệ trực tiếp tới 1900 3091 để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

    TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ – SQ DENTIST 

    Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

    Hotline: 1900 3091

    Website: sqdentist.vn

    FanpageTrung Tâm Nha Khoa Thẩm Mỹ Quốc Tế SQ Dentist