Nâng xoang trong implant cần phải thực hiện khi xương hàm của bạn đã bị tiêu biến hoặc do mật độ xương hàm mỏng, xương yếu và vài bệnh lý khác. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang kín hay hở và bổ sung lượng xương thế nào là phù hợp. Hãy cùng SQ Dentist theo dõi hết bài viết này nhé!

1. Nâng xoang trong implant là gì?

Nâng xoang trong implant là phương pháp phẫu thuật ghép xương nhằm tăng thể tích xương ở vùng răng hàm trên. Điển hình là tại các vị trí răng số 4, 5, 6 và 7. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho cấy ghép implant. 

Khi trồng răng implant, nâng xoang sẽ giúp giải quyết tình trạng xương hàm bị tiêu biến, mỏng yếu
Khi trồng răng implant, nâng xoang sẽ giúp giải quyết tình trạng xương hàm bị tiêu biến, mỏng yếu

Khi xương hàm bị tiêu biến do mất răng lâu năm hoặc người cao tuổi thường sẽ xuất hiện tình trạng xoang hàm mở rộng xuống dưới. Phần xương còn lại sẽ không đủ kích cỡ để cắm trụ implant. Lúc này, nâng xoang hàm chính là giải pháp hiệu quả để giải quyết tình huống này. 

Đọc thêm: Tìm hiểu kỹ thuật ghép xương nâng xoang trong cấy ghép implant

2. Khi nào cần nâng xoang khi cấy ghép implant?

Tùy theo tình trạng răng và xương hàm, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn có cần nâng xoang trong implant hay không. Dưới đây là các tình trạng cần phải phẫu thuật nâng xoang hàm trên. 

  • Bệnh nhân bị mất răng lâu năm dẫn đến xương hàm bị tiêu nặng
  • Bệnh nhân đã có thời gian lâu dùng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ và không có biện pháp chăm sóc răng miệng tốt
  • Răng đang bị nhiễm trùng nặng hoặc bị nha chu
  • Bệnh nhân có xương hàm quá mỏng, không đủ sức để giữ trụ implant ổn định
  • Cơ địa xoang hàm nằm khá gần với xương hàm trên

Tùy theo từng tình huống, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nâng xoang kín hay hở. Cụ thể như sau:

Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang kín hoặc hở
Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang kín hoặc hở
  • Nâng xoang hở thường được áp dụng khi bệnh nhân bị thiếu xương nhiều. Chiều cao của xương còn dưới 3mm. Hoặc vùng đáy xoang gồ ghề, xơ đính, chứa dịch. 
  • Nâng xoang kín được thực hiện khi xoang hàm trên hạ không quá thấp với chiều cao xương từ 4 đến 8mm. Hoặc khi đáy xoang hàm thuận lợi và không có các yếu tố như chứa dịch trong xoang, nhiều vách ngăn. 

Đọc thêm: Ghép xương implant là gì? Khi nào cần ghép xương implant?

3. Quy trình nâng xoang trong implant

Tùy theo kỹ thuật nâng xoang kín hay nâng xoang hở sẽ có quy trình phẫu thuật khác nhau. 

3.1. Quy trình nâng xoang kín

Đây là giải pháp nâng xoang từ bên trong thông qua lỗ cấy ghép implant. Vì thế, nó thường được thực hiện cùng lúc với quá trình đặt trụ implant. Vì thế, bệnh nhân sẽ ít sưng đau do ít bị xâm lấn và không tác động nhiều đến mô mềm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải giỏi, có sự khéo léo và nhiều năm kinh nghiệm. 

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng và chụp phim CT 3D. Mục đích là xác định mức độ tình trạng xoang hàm hạ thấp, lượng xương cần ghép, vị trí ghép.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành mở một đường nhỏ dưới chân răng với đường kính khoảng 3.6mm. Mục đích là giúp các dụng cụ nha khoa tiếp xúc được với đáy khoang để tiến hành nâng xoang trong implant.
  • Bước 3: Từ đường nhỏ này, bác sĩ sẽ dùng một ổng đẩy chuyên dụng để nâng xoang hàm trên và đẩy lên cao. 
  • Bước 4: Dùng ống bơm để bơm xương nhân tạo vào với lượng xương cần bổ sung theo yêu cầu. 
  • Bước 5: Trụ implant sẽ được cắm vào nếu đủ điều kiện và để tích hợp cùng với bột xương nhân tạo nhanh hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vạt nướu lại bằng chỉ tự tiêu. 
Quy trình nâng xoang kín chuẩn y khoa
Quy trình nâng xoang kín chuẩn y khoa

3.2. Quy trình nâng xoang hở

Biện pháp nâng xoang trong implant này sẽ được thực hiện thông qua vách ngăn ở nướu bên cạnh răng đã mất. Vì thế, độ xâm lấn sẽ rộng và gây sưng đau nhiều hơn. Bạn cần phải chờ xương và xoang hồi phục thì mới tiến hành cấy ghép implant. 

  • Bước 1: Bác sĩ nha khoa tiến hành thăm khám và chụp phim để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
  • Bước 2: Tiến hành sát khuẩn, gây tê và mở nướu với vết rạch hình tròn hoặc vuông tùy tình trạng xương hàm. Cụ thể là rạch niêm mạc màng xương dọc theo sống hàm của vùng răng mất. Sau đó tách niêm mạc màng xương để lộ ra phần bề mặt xương hàm cần ghép
  • Bước 3: Tiến tách và nâng nhẹ xương hàm lên bằng dụng cụ kẹp nha khoa. Sau đó giữ màng xương tại vị trí đó
  • Bước 4: Thực hiện bổ sung thêm xương nhân tạo vào lỗ khoan vào vùng dưới màng xoang với lượng xương theo chỉ định. 
  • Bước 5: Bác sĩ sẽ khâu để đóng niêm mạc lại và dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà và kê toa thuốc, hẹn ngày tái khám. Chỉ khi xương hàm của bạn bình phục, đủ điều kiện thì mới cấy trụ implant được. 
Quy trình nâng xoang hở
Quy trình nâng xoang hở

4. Nâng xoang xong bao lâu thì có thể trồng implant?

Như đã phân tích ở trên, tùy nâng xoang kín hay hở, trồng trụ implant sẽ được thực hiện song song hay chờ khi xương hàm khỏe mạnh. Vì thế, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám kỹ. Sau khi đảm bảo chiều cao xương đủ kích thước, xương hàm chắc khỏe và ổn định sau khi nâng xoang thì mới cắm implant. Và nâng xoang xong thì khoảng từ 4 – 6 tháng là có thể trồng implant, tùy cơ địa của bệnh nhân. 

Đọc thêm: Quy trình trồng răng implant chuẩn y khoa tại SQ Dentist

5. Những lưu ý sau khi thực hiện nâng xoang

Nâng xoang được xem là tiểu phẫu trước khi trồng răng Implant để đảm bảo chân răng đứng bền vững và lâu dài. Vì thế, bạn cần kiên nhẫn chờ để xương hàm có thời gian phục hồi khỏe mạnh. Tốt nhất là cần chú ý các yếu tố sau khi nâng xoang trong implant. 

Viêm nhiễm là yếu tố nguy cơ cho mọi cuộc phẫu thuật lớn nhỏ. Tuy nâng xoang trong implant ít bị nhiễm trùng nhưng bạn cũng cần phải thận trọng. Vì thế, hãy tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng theo chỉ định của bác sĩ. 

Thời gian làm lành vết thương để cắm trụ implant phần nào do bạn quyết định. Vì thế, chúng ta cần tránh những tác động mạnh vào vùng xương hàm đang điều trị để không kéo dài thời gian hồi phục. Cụ thể là:

  • Tránh chọc ngoáy vết thương (khi dùng ống hút hay dùng lực để khạc nhổ)
  • Hạn chế dung nạp thức ăn chứa nhiều axit, đồ ăn cứng hay quá dẻo
  • Tránh hắt hơi mạnh
  • Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, dùng nhiều sức
  • Tránh tiếp xúc những nơi có áp suất thay đổi như đi máy bay, lặn biển
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Khi ngủ không nên nằm nghiêng mặt quá lâu
  • Thay vào đó hãy dùng thuốc và vệ sinh răng miệng đúng lời dặn của bác sĩ. Chế độ ăn với thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng gối mềm khi đi ngủ. 

Quan trọng nhất là tìm địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để thực hiện nâng xoang trong implant. Như vậy, vừa đảm bảo sự an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao với thời gian điều trị ngắn. 

Hoàn thành quy trình trồng răng implant an toàn tại SQ Dentist
Hoàn thành quy trình trồng răng implant an toàn tại SQ Dentist

6. Chi phí nâng xoang là bao nhiêu?

Tùy theo cơ sở nha khoa, biện pháp nâng xoang trong implant, chi phí nâng xoang sẽ khác nhau. Thường, nâng xoang kín sẽ rẻ hơn nâng xoang hở và khi bạn sử dụng dịch vụ trọn gói nâng xoang và cấy ghép implant thì sẽ được giá ưu đãi. Dưới đây là mức giá mà bạn có thể tham khảo:

Dịch vụ Giá niêm yết Giá khuyến mãi
Ghép xương nâng xoang PC – PRF ly tâm hồng cầu tự thân 10.000.000 5.000.000
Nâng xoang kín 10.000.000 5.000.000
Nâng xoang hở 15.000.000 8.000.000

Tùy theo từng trường hợp xương hàm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang kín hay hở. SQ DENTIST hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin về nâng xoang trong implant. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, tư vấn thêm thì bạn hãy gọi vào số Hotline 1900 3091. Trung Tâm Nha Khoa Thẩm Mỹ SQ Dentist sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng và chu đáo hơn. 

SQ DENTIST - KIẾN TẠO NỤ CƯỜI - MANG GIÁ TRỊ TRỌN ĐỜI

BẢNG GIÁ TRỒNG RĂNG IMPLANT

BẢNG GIÁ THẨM MỸ RĂNG SỨ

ƯU ĐÃI CHO KHÁCH VIỆT KIỀU

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nha khoa quốc tế SQ Destist