Sâu răng là gì?

Là tình trạng khi men răng bị phá hủy dưới tác động của vi khuẩn, tạo ra những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể xuất hiện ở bề mặt thân hoặc chân răng. Sâu răng không chỉ gây đau đớn và không thoải mái, mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy nếu không được chữa trị kịp thời.

Sâu răng nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.

Răng bị sâu
Răng bị sâu

Nguyên nhân dẫn tới sâu răng

Sâu răng không chỉ bắt nguồn từ một lý do duy nhất, nó là kết quả của một quá trình bao gồm nhiều chuyên do, cụ thể:

Mảng bám và vi khuẩn

Mảng bám là một lớp màng mỏng bám vào bề mặt răng và nướu, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Mảng bám trên răng có thể cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu thành cao răng. Vôi răng làm cho mảng bám khó để loại bỏ hơn và tạo ra một lá chắn cho vi khuẩn. Làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sâu răng. Thức ăn nhiều đường chẳng hạn như đồ ngọt, bánh mì, bánh quy, và thức uống ngọt, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây hại trong miệng. Khi chúng tiếp xúc với thức ăn này, chúng tạo ra axit và gây ảnh hưởng xấu đến men răng.

Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng không đúng cách, bao gồm việc chải răng không đủ kỹ, không sử dụng chỉ nha khoa… cũng là một nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Mảng bám và thức ăn dư thừa sẽ tích tụ trên bề mặt răng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Thuốc là và thói quen không lành mạnh

Thuốc lá và thói quen khói thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn gây tổn thương cho sức khỏe răng miệng. Các hợp chất trong thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, làm cho nướu dễ chảy máu và suy yếu sức kháng của cơ thể khi có vi khuẩn tấn công răng miệng

Nguyên nhân sâu răng
Nguyên nhân sâu răng

Dấu hiệu của răng bị sâu

Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt

Một trong những dấu hiệu đáng chú ý của sâu răng là việc xuất hiện các vết đốm đen, nâu trên bề mặt răng. Những vết này thường là tín hiệu cho thấy men răng đang bị phá hủy do tác động của vi khuẩn gây sâu răng.

Răng nhai có đốm đen li ti trên bề mặt là bị gì
Răng nhai có đốm đen li ti trên bề mặt là bị gì

Nướu sưng hoặc chảy máu

Sâu răng có thể gây viêm nhiễm ở nướu, làm cho nướu trở nên sưng đỏ và thậm chí chảy máu khi bạn chải răng. Đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đang tác động đến cả mô nướu và răng.

Sưng nướu có mũ
Sưng nướu có mũ

Hơi thở hôi và vị khó chịu

Mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong lỗ sâu răng có thể tạo ra mùi hôi miệng và gây ra cảm giác vị khó chịu trong miệng.

Hôi miệng
Sưng nướu có mũ

Răng trở nên nhạy cảm

Lớp men bảo vệ bề mặt răng bị phá hủy do vi khuẩn và axit, dẫn đến việc răng trở nên nhạy cảm với các tác động như khi ăn các thức ăn nóng, lạnh, cay…

Răng sâu nhạy cảm
Răng sâu nhạy cảm

Xuất hiện những lỗ sâu trên răng

Một dấu hiệu rõ ràng nhất của sâu răng là sự hình thành của các lỗ sâu trên bề mặt răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho răng

Những người dễ bị sâu răng

  • Trẻ em thường dễ bị sâu răng hơn do nướu và men răng còn đang phát triển, làm cho chúng dễ bị tác động bởi vi khuẩn và axit. Thêm vào đó, thói quen thích ăn thức ăn ngọt và kém chăm sóc răng miệng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của sâu răng.
  • Những người thường tiêu thụ nhiều thức ăn và đồ uống chứa đường, carbohydrate cao: như đồ ngọt, nước ngọt, và thức ăn nhanh. Vì trong thức ăn và đồ uống này cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây hại trong miệng, làm tăng nguy cơ hình thành sâu răng.
  • Những người hút thuốc và sử dụng thuốc lá cũng có nguy cơ cao hơn bị sâu răng. Bởi vì trong thuốc lá có những chất hóa học gây ảnh hưởng đến dòng máu, làm cho nướu dễ bị viêm nhiễm và suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng chịu đựng sâu răng. Nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng gặp vấn đề về sâu răng, khả năng bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng tương tự cao hơn.
  • Người có sức kháng yếu do các vấn đề về sức khỏe tổng thể hoặc sức đề kháng suy yếu có thể dễ bị tác động bởi vi khuẩn gây sâu răng hơn.
  • Những người đã từng trải qua điều trị răng miệng như niềng răng, điều trị nha khoa khác, hoặc đã từng bị sâu răng trong quá khứ có thể dễ bị tái phát vấn đề này nếu không duy trì chăm sóc răng miệng đúng cách.

Phương pháp điều trị sâu răng hiện nay

Phương pháp điều trị bằng florua: Khi có dấu hiệu sâu răng nhẹ, phương pháp điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng và giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.

Trám răng: Đây là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển vượt qua giai đoạn sớm nhất. Chất trám được làm bằng các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite có màu răng, hỗn hợp sứ hoặc nha khoa là sự kết hợp của một số vật liệu.

Bọc răng sứ: Đối với trường hợp sâu răng nặng hơn, bác sĩ có thể tư vấn bạn cân nhắc bọc răng sứ để bảo vệ cùi răng thật. Không cho sâu răng phát triển nghiêm trọng hơn.

Nhổ răng: Một số răng bị sâu răng nghiêm trọng đến mức chúng không thể phục hồi và phải được loại bỏ. Nhổ răng có thể để lại một khoảng trống sẽ làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch. Sau khi nhổ răng, bạn có thể sử dụng phương pháp trồng implant đơn lẻ hoặc cầu răng sứ để khôi phục răng đã mất.

Xem thêm:

Trồng răng sứ hay cấy implant khi bị mất nhiều răng?

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay?

Cách phòng ngừa sâu răng

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Hãy chải răng đều đặn ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ để làm sạch khoảng cách giữa răng.
  • Hạn chế thức ăn ngọt và carbohydrate: Giảm lượng đường và thức ăn chứa carbohydrate trong chế độ ăn uống để làm hạn chế nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây hại.
  • Kiểm tra nha khoa định kỳ: Điều này giúp phát hiện sâu răng sớm và điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng nghiêm trọng không thể cứu chữa.
TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ – SQ DENTIST
Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình
Hotline: 1900 3091
Website: sqdentist.vn