Người nhiễm HIV có thể trồng răng implant nếu đáp ứng được các điều kiện tiên quyết từ bác sĩ chỉ định. Vậy quy trình trồng răng implant cho người nhiễm HIV như thế nào? Cùng SQ Dentist tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Người nhiễm HIV có trồng răng implant được không?

Theo nghiên cứu cho thấy có thể thực hiện trồng implant ở người nhiễm HIV. HIV hay còn gọi là Human Immunodeficiency Virus là một loại virus tác động gây suy yếu hệ thống miễn dịch của con người. Tuy nhiên, HIV ít ảnh hưởng tới khả năng tích hợp xương của trụ implant. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm HIV muốn trồng implant cần tuân thủ một số chỉ định từ bác sĩ điều trị. Đồng thời, quy trình thực hiên phải được diễn ra nghiêm ngặt như sau.

Người nhiễm HIV vẫn có thể cấy ghép implant nếu tuân theo chỉ định của bác sĩ
Người nhiễm HIV vẫn có thể cấy ghép implant nếu tuân theo chỉ định của bác sĩ

Quy trình trồng răng implant cho người nhiễm HIV

Quy trình trồng răng implant cho người nhiễm HIV tương tự như đối với bệnh nhân bình thường, nhưng cần có sự chú ý đặc biệt đến tình trạng sức khỏe tổng quát và hệ miễn dịch của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Bước 1: Khám tổng quát và xét nghiệm máu

Đối với người nhiễm HIV, việc khám tổng quát và xét nghiệm máu trước tại các cơ sở Y tế trước khi tới nha khoa thực hiện cấy ghép là điều cần thiết. Bệnh nhân có thể đem giấy xác nhận hoặc hồ sơ khám tổng quát tới nha khoa để bác sĩ tư vấn nắm rõ tình hình bệnh lý và đưa ra hướng đi phù hợp.

Khám tổng quát và xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant
Khám tổng quát và xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant

Bước 2: Chụp phim CT CONE BEAM

Sau đó bệnh nhân sẽ đi chụp phim CT CONE BEAM. Đây là một công cụ quan trọng giúp bác sĩ nha khoa xem xét cấu trúc xương và xác định vị trí cụ thể mất răng để trồng implant. Nha khoa SQ Dentist có trang bị hệ thống chụp phim CT ngay tại phòng khám. Bệnh nhân tới sẽ được nhận gói chụp phim miễn phí để kiểm tra tình trạng răng.

Chụp phim CT CONE BEAM để xác định vị trí mất răng
Chụp phim CT CONE BEAM để xác định vị trí mất răng

Bước 3. Tư vấn cùng bác sĩ để lên kế hoạch điều trị

Sau khi chụp phim CT CONE BEAM, bệnh nhân sẽ được lấy máu để xét nghiệm, kiểm tra các bệnh lý nền và tình trạng xương hàm để chắc chắn có thể thực hiện cấy ghép implant an toàn.

Đối với người nhiễm HIV, quy trình này được thực hiện đặc biệt nghiêm ngặt. Và người nhiễm HIV phải có có mức độ đông máu trên 14, và sử dụng thuốc chống HIV trên 1 năm thì mới đủ điều kiện trồng răng implant

Tư vấn cùng bác sĩ để lên kế hoạch điều trị
Tư vấn cùng bác sĩ để lên kế hoạch điều trị

Bước 4: Cấy trụ implant, lấy dấu phục hình tức thì

Bước này là quá trình chính của quá trình cấy ghép implant. Bệnh nhân sẽ được thực hiện trồng implant trong phòng vô khuẩn vô trùng. Mọi dụng cụ cấy ghép đều được sử dụng một lần.

Chỉ khoảng 10 phút/ trụ, quá trình này được bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng và nhanh chóng. Sau khi cấy ghép xong, bác sĩ sẽ lấy dấu phục hình tức thì để làm làm răng sứ trên implant.

Cấy trụ implant, lấy dấu phục hình tức thì
Cấy trụ implant, lấy dấu phục hình tức thì

Bước 5: Tái khám, cắt chỉ, cân đối khớp cắn và thử răng

Sau khi hoàn thành quá trình trồng implant, khách hàng của SQ Dentist đều được hẹn tái khám để bác sĩ kiểm tra mức độ lành thương. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được thử răng và hoàn tất phục hình.

Tái khám, cắt chỉ cân đối khớp cắn và thử răng
Tái khám, cắt chỉ cân đối khớp cắn và thử răng

Lưu ý khi thực hiện cấy ghép implant cho người nhiễm HIV

  • Mọi thông tin khách hàng đều được nha khoa bảo mật tuyệt đối 100%.
  • Bệnh nhân sẽ trao đổi trực tiếp 1:1 với bác sĩ để lên phác đồ điều trị phù hợp
  • Toàn bộ dụng cụ thực hiện đều chỉ sử dụng một lần
  • Uống thuốc chống HIV trên 1 năm
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi trồng implant
  • Kiểm tra định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng tích hợp
  • Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi trồng implant, để đạt được hiệu quả cấy ghép tốt nhất.
Lưu ý khi thực hiện cấy ghép cho người nhiễm HIV
Lưu ý khi thực hiện cấy ghép cho người nhiễm HIV

Người nhiễm HIV nên cấy ghép trụ implant nào?

Đối với những người bị nhiễm các bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B…) được các chuyên gia khuyến khích sử dụng dòng trụ từ dòng Kontact trở lên. Ví dụ như các dòng  Strauman SLAtive hay Neodent Straumann Aqua để cấy ghép. Bởi vì:

  • Các dòng trụ cao cấp được sản xuất từ 100% titanium vô cùng lành tính và an toàn với môi trường khoang miệng.
  • Trọng lượng trụ nhẹ, độ ổn định cao và có độ bám tốt vào xương hàm
  • Công nghệ xử lý bề mặt tiên tiến SLA, SA giúp đẩy nhanh quá trình lành thương khi cắm trụ.
  • Các dòng trụ cao cấp có nhiều kích cỡ trụ khác nhau để đáp ứng được các tình trạng và vị trí mất răng khác nhau.
  • Thời gian tích hợp xương của các dòng trụ cao cấp chỉ từ 2 -4 tuần. Rút ngắn thời gian tích hợp xương
các dòng trụ impalnt cao cấp hiện nay thích hơp trồng implant cho người nhiễm HIV
Các dòng trụ impalnt cao cấp hiện nay thích hơp trồng implant cho người nhiễm HIV

Một số câu hỏi khi thực hiện cấy ghép implant cho người nhiễm HIV

Nhiễm HIV có trồng implant được không?

Theo nghiên cứu của PMC Pubmed Cental (Hoa Kỳ) đã thực hiện tổng cộng có 173 ca cấy ghép nha khoa được đặt cho 80 bệnh nhân (135 ca cấy ghép ở 56 đối tượng dương tính với HIV và 38 ca cấy ghép ở 24 bệnh nhân âm tính với HIV) thì tỉ lệ thành công lên tới 94,76%.

Nhiễm HIV có ảnh hưởng tới thời gian lành thương khi cấy ghép không?

Câu trả lời là không, nếu bệnh nhân tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện cấy ghép. Sử dụng thuốc tầm soát bệnh trên 1 năm và tuân thủ thói quen ăn uống, sinh hoạt sau khi cấy ghép thì việc lành thương sẽ diễn ra thông thường.

Người nhiễm HIV trồng implant có gặp nguy cơ và biến chứng gì không?

Vì người nhiễm HIV có hệ miễn dịch yếu hơn những người bình thường, vậy nên ngày từ lúc cấy ghép, cơ sở nha khoa đã phải đảm bảo vô khuẩn, vô trùng khi cấy ghép. Bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao sẽ giúp hạn chế các biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng sau khi cấy ghép.

Khả năng cấy ghép implant thành công của bệnh nhân nhiễm HIV là bao nhiêu?

Khả năng cấy ghép implant thành công cho bệnh nhân nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung, tỷ lệ thành công vẫn cao tới 94,76%. nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được kiểm soát tốt

Sau khi cấy ghép, người nhiễm HIV cần lưu ý những gì?

Sau khi cấy ghép implant, người nhiễm HIV cần chú ý đặc biệt để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ và tránh các biến chứng. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng cấy ghép, đồng thời tránh đụng chạm bằng tay hoặc lưỡi vào cùng cấy ghép để hạn chế nhiễm trùng
  • Uống đủ thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
  • Không hút rượu bia, thuốc lá, tránh nhai đồ vật dai cứng, giữ gìn vệ sinh răng miệng theo chỉ định
  • Tuân thủ chế độ ăn uống bác sĩ căn dặn. Tại nha khoa SQ Dentist, khách hàng sẽ được hỗ trợ ăn uống 100% sau khi cấy ghép implant. Khách hàng có thể liên hệ 19003091 để được tham khảo.
  • Và đặc biệt là tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ để  theo dõi trong quá trình tích hợp xương. Trong quá trình sử dụng răng implant, nếu bệnh nhân có phát hiện gì bất thường có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chăm sóc tại nha khoa để được thăm khám và xử lý.
Sau khi cấy ghép implant người nhiễm HIV cần lưu ý những gÌ
Sau khi cấy ghép implant người nhiễm HIV cần lưu ý những gÌ

Trồng răng implant cho người nhiễm HIV là hoàn toàn có thể, vậy nên khách hàng có câu hỏi gì thắc mắc về quá trình trồng răng implant có thể liên hệ hotline 1900 3091 hoặc để lại thông tin bên dưới để Trợ lý bác sĩ giải đáp nhé!

SQ DENTIST - KIẾN TẠO NỤ CƯỜI - MANG GIÁ TRỊ TRỌN ĐỜI

BẢNG GIÁ TRỒNG RĂNG IMPLANT

BẢNG GIÁ THẨM MỸ RĂNG SỨ

ƯU ĐÃI CHO KHÁCH VIỆT KIỀU

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nha khoa quốc tế SQ Destist

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *