Cấy ghép xương nhân tạo và tự thân là hai phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nha khoa hiện nay. Mặc dù, không phải trường hợp nào cũng cần phải cấy ghép, nhưng đây là việc làm cần thiết khi mật độ xương tự nhiên không đủ chắc để hỗ trợ ghép Implant.
Trong bài viết này, hãy cùng SQ Dentist hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm và lưu ý khi thực hiện cấy ghép xương nhé!
Ghép xương nhân tạo, tự thân là gì?
Trong kỹ thuật ghép xương sẽ được phân chia ra thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là ghép xương nhân tạo và tự thân.
Ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo là kỹ thuật sử dụng những màng xương có thành phần từ các hoạt chất như hydroxyapatite hoặc tricalcium phosphate, để đặt trực tiếp vào vùng bị tiêu xương. Nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, làm nơi neo đậu vững chắc cho Implant. Ngoài ra, thực hiện kỹ thuật này còn giúp cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm.
Thông thường những loại xương nhân tạo này có thể tự tiêu. Xương nhân tạo sẽ được nha sĩ phẫu thuật ghép vào nơi bị thiếu xương, khi thực hiện sẽ tạo khoảng trống cho xương tự nhiên tự phát triển. Khi xương tự nhiên phát triển, xương nhân tạo sẽ tiêu biến.
Trong mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, vậy ưu và nhược điểm của ghép xương nhân tạo này là gì?
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Ghép xương tự thân
Cấy ghép xương tự thân là phương pháp lấy xương từ chính cơ thể bệnh nhân, thường là từ góc hàm, hông hoặc cẳng tay,… sau đó ghép vào vùng bị tiêu xương hàm. Phương pháp này mang lại độ tương thích sinh học tốt nhất vì xương được lấy từ cơ thể người bệnh.
Cũng giống như cấy ghép xương nhân tạo, khi cấy xương tự thân cũng sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tỷ lệ thành công cao vì xương tự thân có khả năng tích hợp tốt với xương hàm và đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng. | Tăng mức độ đau đớn vì phải thực hiện phẫu thuật ở hai vị trí – nơi lấy xương và nơi cấy ghép. |
Ai cần ghép xương Implant?
Việc cấy ghép xương sẽ không bắt buộc cho tất cả các trường hợp, chủ yếu được chỉ định cho những trường hợp xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Dưới đây là một số trường hợp cần được thực hiện:
- Người bị bệnh nha chu, nướu bị viêm sưng đau, gây ảnh hưởng đến răng,
- Người bị mất răng lâu năm hoặc đeo răng giả, cầu răng sứ trong thời gian dài làm xương tiêu đi.
- Người có chứng bệnh làm suy yếu xương: Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, loãng xương hay bệnh về tim mạch thường có cấu trúc xương không đảm bảo.
- Những bệnh nhân bị di chứng từ tai nạn hay từ các cuộc phẫu thuật xương hàm làm suy giảm mật độ xương răng hoặc do bẩm sinh,…
Rủi ro và lợi ích khi thực hiện ghép xương là gì?
Lợi ích khi ghép xương
Những bệnh nhân cần được cấy ghép xương kể trên sẽ nhận được những lợi ích gì và có thể gặp phải những rủi ro gì khi thực hiện phương pháp điều trị này? Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến lợi ích khi thực hiện ghép xương:
- Tăng độ ổn định và tuổi thọ của Implant: mô xương được cấy ghép đóng vai trò là một nền tảng vững chắc, cho phép Implant chịu được lực nhai và ngăn ngừa bị hỏng theo thời gian.
- Ngăn chặn tiêu xương răng: giúp khôi phục hình dáng của xương hàm, ngăn chặn tiêu xương hàm khi mất răng.
- Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng: như viêm nướu răng, sâu răng và mất răng thêm.
Rủi ro khi ghép xương
Bên cạnh những lợi ích, rủi ro là vấn đề cũng được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Các rủi ro có thể kể đến:
- Nhiễm trùng và đào thải: có thể xảy ra ngay lập tức sau khi ghép hoặc thậm chí là nhiều năm sau đó.
- Tổn thương xoang: quá trình bổ sung thêm xương hàm trên có khả năng ảnh hưởng đến xoang, dẫn đến khó chịu hoặc có thể nhiễm trùng.
- Tổn thương thần kinh: Gây tê, đau đớn hoặc mất cảm giác ở một số mô xung quanh.
- Chảy máu nghiêm trọng: Với những bệnh nhân có tình trạng máu khó đông hoặc những bệnh nhân bị mắc các bệnh viêm gan, tiểu đường, cao huyết áp.
- Biến chứng của gây mê: Bệnh nhân có thể cảm thấy bị đau đầu, mệt mỏi hoặc mê sản sau khi phẫu thuật.
Nếu trong trường hợp, gặp những tình trạng trên, nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để tìm hướng giải quyết tốt nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế ghép xương răng là một cuộc tiểu phẫu đơn giản và tỷ lệ thành công có thể lên đến 100%, tùy vào từng loại, theo công bố của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH). Tỷ lệ thành công và an toàn của nó phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn, tay nghề của bác sĩ và công nghệ thực hiện.
Lưu ý khi thực hiện ghép xương Implant
Để tránh những nguy hiểm xảy ra trong quá trình ghép xương, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý trước khi thực hiện thủ thuật ghép xương Implant.
Chất lượng xương hàm
Trước khi cấy ghép Implant, cần kiểm tra số lượng xương hàm tại vị trí răng mất, phải có chiều dài, chiều rộng lớn hơn hoặc bằng với chiều dài, chiều rộng của trụ Implant nhỏ nhất.
Để đánh giá được chất lượng xương, bác sĩ sẽ dựa theo chỉ số HU (Hounsfield) – là chỉ số được dùng để đánh giá độ cứng chắc của khối vật chất. Trong đó, chỉ số HU của răng là 1000HU và được chia ra theo 4 cấp độ khác nhau:
- D1 >1250 HU: Xương rất đặc
- D2 có chỉ số 850 – 1250 HU: Xương tốt
- D3 có chỉ số 350 – 850 HU: Xương tốt
- D4 có chỉ số 150 – 350 HU: Xương loãng
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, để đạt tiêu chuẩn trồng răng Implant, chất lượng xương hàm của bệnh nhân cần đạt ở mức D2, D3 (tức là chỉ số HU ở trong khoảng 350-1250 HU).
Sức khỏe tổng quát
Khi đã đảm bảo về chất lượng xương hàm, bước tiếp theo mà bạn nên chú ý là sức khỏe. Đây là yếu tố quan trọng, bởi bạn phải trải qua một cuộc phẫu thuật, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, bệnh nhân nên lưu ý quan tâm và cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách: ngưng sử dụng thuốc, rượu bia, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập hàm hàng ngày.
Chi phí ghép xương có đắt không?
Chi phí ghép xương là mối quan tâm hàng đầu đối với các bệnh nhân khi có dự định ghép Implant. Thông thường, để thực hiện một ca ghép xương sẽ có chi phí khá cao nhưng cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể: tay nghề bác sĩ, tình trạng tiêu xương, vật liệu của xương ghép và kỹ thuật, vị trí ghép xương.
Dưới đây là bảng giá tham khảo về chi phí ghép xương trong Implant:
Các yếu tố | Mức độ | Chi phí (VND) |
Tình trạng tiêu xương | Nhẹ | 6.000.000 – 9.000.000 |
Trung bình | 9.000.000 – 16.000.000 | |
Nặng | 16.000.000 – 21.000.000 | |
Loại xương ghép | Xương tự thân | 11.000.000 – 21.000.000 |
Xương nhân tạo | 6.000.000 – 13.000.000 | |
Kỹ thuật ghép xương | Ghép xương ổ răng | 6.000.000 – 11.000.000 |
Nâng xoang hàm | 11.000.000 – 16.000.000 | |
Ghép xương khối | 16.000.000 – 21.000.000 | |
Vị trí ghép xương | Hàm trên | Thường cao hơn hàm dưới khoảng 20% |
Hàm dưới | – |
Lưu ý:
Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo khảo. Trên thực tế, chi phí có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp, để biết chính xác hơn bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Hy vọng với những thông tin phía trên đã giúp cho bạn có thêm những thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám hãy đặt lịch ngay với SQ Dentist để được đội ngũ chuyên gia bác sĩ hỗ trợ.
TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ – SQ DENTIST
Địa chỉ: 210 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình
Hotline: 1900 3091
Website: sqdentist.vn
Fanpage: Trung Tâm Nha Khoa Thẩm Mỹ Quốc Tế SQ Dentist